Tỉnh đoàn Bến Tre tiếp tục thực hiện tốt việc giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị

Đoàn giám sát (gồm đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp tỉnh Bến Tre - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn) đã giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 28/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre”.

Thành viên Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trao đổi với đơn vị được giám sát

Tại nơi làm việc Đoàn công tác đã nghe báo cáo về việc thực hiện Chương trình tại địa phương, đơn vị. Thực hiện chương trình này, các địa phương, đơn vị của huyện  Ba Tri nói chung và Ủy ban nhân dân xã Tân Thủy, huyện Ba Tri đã nghiêm túc triển khai thực hiện theo chỉ đạo cấp trên, chất lượng và số lượng tham gia chương trình hàng năm được nâng lên. Công tác tuyên truyền, truyền thông được thực hiện thường xuyên và đến với đối tượng hội viên, đoàn viên, thanh niên, học sinh và Nhân dân. Công tác vận động của Ủy ban nhân dân xã Tân Thủy có sự chuyển biến rõ nét và đạt được kết quả quan trọng: Phối hợp Xã đoàn tổ chức truyền thông Khởi nghiệp được 23 cuộc với 464 lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia,tổ chức buổi Tọa đàm “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, với hơn 60 lượt cá nhân, đại diện doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất, đoàn viên thanh niên tham dự,hoạt động hợp tác xã Thủy Sản ổn định bình quân hàng nămtổ chức ăn chia cho xã viên khoảng 2-3 triệu đồng/hộ, giải guyết cho hơn 2000 lượt lao động ,đã phát triển mới 12 hộ kinh doanh, 7 doanh nghiệp (trong đó có 4 DN là hộ kinh doanh cá thể phát triển lên, 02 DN khởi nghiệp),đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được vay vốn để sản xuất kinh doanh ổn định cuộc sống… Tuy nhiên trong buổi làm việc Đoàn giám sát cũng chỉ ra cho đơn vị những hạn chế như: Chỉ tiêu Kế hoạch đặt ra còn một số chi tiêu thực hiện đạt thấp,phần lớn các hộ kinh doanh trên địa bàn kinh doanh với quy mô nhỏ, lẻ chưa lớn mạnh đề phát triển lên doanh nghiệp,vẫn còn tâm lý ngại khó, thiếu tính sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất; chưa phát huy tính sẵn sàng, dám nghĩ, dám làm để làm giàu và thoát nghèo bền vững; chưa có ý tưởng khởi nghiệp. Nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung cho hoạt động tuyên truyền khởi nghiệp còn hạn chế…

Qua đó buổi làm, nhiều ý kiến được địa phương, đơn vị kiến nghị như chính sách hỗ trợ cho vay vốn lãi thấp để các hộ kinh doanh có đủ điều kiện lên doanh nghiệp và hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế…

Đoàn giám sát đã tiếp thu và ghi nhận tất cả các ý kiến, đồng thời giải trình theo thẩm quyền, định hướng các giải pháp trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, truyền thông phải thường xuyên, liên tục, kiên trì và đề nghị bổ sung thực hiện Chương trình trong thời gian tới tại địa phương./.