Gương cán bộ đoàn khởi nghiệp giỏi – Bùi Hoàng Phúc với mô hình Cổng cưới hoa lá dừa

Anh Bùi Hoàng Phúc sinh năm 1995, chức vụ Bí thư Chi đoàn ấp Phước Tự kiêm Cán bộ Đài truyền thanh xã. 

Ngày xưa ở vùng quê, mỗi lần trong xóm có đám cưới thì nam nữ thanh niên cùng nhau mỗi người một việc giúp gia chủ chu toàn ngày trọng đại. Trong đó có việc làm rạp, dựng cổng cưới để treo tấm bảng “Tân hôn” hoặc “Vu quy”. Trước ngày nhóm họ, các bạn trẻ chia nhau đi tìm bông đủng đỉnh, tàu dừa, bẹ chuối… đốn rồi vác về để dựng rạp, làm cổng. Những người khéo tay sẽ được giao nhiệm vụ trang trí chiếc cổng hoa. Tấm bảng “Tân hôn” hoặc “Vu quy” thì được bện, ghép bằng lá dừa, bông dừa, bông đủng đỉnh, trái cau hoặc hạt lúa, gạo, rất công phu, tỉ mỉ. Tuy mộc mạc, đơn sơ và “cây nhà lá vườn”, nhưng cổng đám cưới quê xưa mang đậm nét văn hóa dân gian, gần gũi và nặng tình làng nghĩa xóm.

Khoảng đầu thập niên 1990 trở lại đây, khi đời sống kinh tế bắt đầu khá lên thì kiểu đám cưới ngày xưa cũng dần mai một. Nam nữ thanh niên nông thôn hầu hết bỏ quê, bỏ nghề tìm việc làm. Khi có dịp cưới, hỏi chỉ cần “alo” một tiếng thì có ngay dịch vụ đưa đến tận nhà, với hoa lá cổng rạp nhưng lại là hoa giả, màu sắc sặc sở bắt mắt, được dịch vụ trang trí làm tất cả, giá cả thì tùy theo sự cầu kì trang trí yêu cầu của gia chủ. Điều đó làm mất đi tinh thần đoàn kết và khả năng khéo tay của người dân ta. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tại Bến Tre đã xuất hiện trở lại kiểu đám cưới vừa mang nét hiện đại nhưng lại vừa cổ điển kết hợp với nhau giữa khung rạp thuê với cổng lá dừa được trang trí công phu và cặp rồng phụng gia tiên theo kiểu cây nhà lá vườn. Trong đó, lá dừa, dừa nước là vật liệu chủ yếu. Sau khi qua bàn tay khéo léo của người thợ, những chiếc lá được hô biến thành những sản phẩm đẹp măt.

Theo anh Bùi Hoàng Phúc – Thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn chia sẽ, tham gia các hội chợ khởi nghiệp thấy được mô hình hay của các đơn vị bạn, xong nhìn lại địa phương mình thấy nếu như muốn làm cổng như vậy thì tốn quá nhiều chi phí nhất là công vận chuyển nên phải tạo một nét gì đó cho địa phương mình. Và thế là anh tìm tòi học hỏi từ mạng internet, qua các kênh bài trên youtube và đặc biệt hơn từ những người thân trong gia đình chia sẽ kinh nghiệm anh đã mạnh dạn tập trung những người bạn của mình để thành lập nên nhóm thắt lá dừa với tên Tấn Phúc. Thoạt đầu chỉ có 2 thành viên nhưng sau đó do nhu cầu ngày càng tăng nhóm đã tăng số lượng lên 8 thành viên nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Hầu hết các thành viên đều là lực lượng trẻ có năng khiếu riêng, rất khéo tay và mỗi sản phẩm làm ra đều tạo nên một dấu ấn nét độc đáo riêng. Theo anh Phúc, các sản phẩm bằng lá dừa thì rất đơn giản, điều quan trọng là mỗi thành viên phải có sở thích và đặc biệt là phải khéo tay. Nếu không thích thì không thể làm được. Vì đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng bù lại tiền công cũng hấp dẫn. Ví dụ như cổng cưới, tùy theo loại, giá thấp nhất từ 1 triệu đồng cho đến vài triệu đồng, tùy theo mức độ công phu và độ "chịu chơi" của chủ nhà. Thời gian chuẩn bị và thực hiện trong khoảng 2 ngày. Hỏi anh có bí quyết gì không thì anh chia sẽ mình không có bí quyết gì, chỉ với sức trẻ, khỏe và muốn cống hiến anh lên mạng học hỏi, tìm hiểu qua các anh chị đi trước, qua sự hướng dẫn của người lớn và bằng trí sáng tạo của mình anh biến hóa thành nhiều sản phẩm độc đáo mới lạ.

Trong công việc duy nhất chỉ có khâu tìm nguyên vật liệu là khó khăn nhất do hiện nay một số gia đình phá vườn không còn trồng nhiều dừa nước, khơi thông tạo dòng chảy nên diện tích hạn hẹp đi và phải đi tìm ở địa phương khác trong tỉnh, huyện và nếu có sử dụng lá dừa thì cũng phải đi tìm nguồn hoặc sử dụng có sẵn trong nhà. Lá dừa thì đâu ai tự nhiên cắt bán cho mình nên mọi hoạt động anh điều chủ động tất cả để đảm bảo mọi sản phẩm làm ra đều mang dấu ấn nét đẹp riêng. 

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ 4.0 cổng cưới hoa lá dừa Tấn Phúc đã lan tỏa không chỉ trên địa bàn huyện nhà mà còn lan sang các huyện bạn và các tỉnh lân cận đều tìm đến thiết kế một dấu ấn riêng cho ngày trọng đại của mình. 
Nếu như trước đây, cổng đám cưới nghệ thuật, hoa lá cành rườm rà thường chỉ thấy ở nông thôn, thì bây giờ, các loại cổng trang trí bằng lá dừa, đơn sơ, mộc mạc, mẫu mã đa dạng, lại được các cô dâu, chú rể ở thành thị ưa chuộng, cho dù chi phí không phải là rẻ./.

Huyện đoàn Châu Thành