Loại trí thức “trở cờ” đòi “bỏ Đảng”

Những người có trách nhiệm và quan tâm đến tình hình đất nước, không ai lạ gì một kẻ có tên Phạm Trần, ông này được những kẻ khoác áo “dân chủ nhân quyền”, nhất là ở hải ngoại xem là “nhà lý luận” hàng đầu. Bởi vì, thâm niên chống cộng và những bài viết của ông ta luôn trực diện tấn công vào nền tảng của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

Đọc những bài viết của Phạm Trần, ta hay nhớ đến câu chuyện “hội nghị treo chuông”. Chuyện là: Có một đàn chuột muốn được toàn quyền phá phách, nhưng khổ thay, chúng còn sợ một chú mèo. Chúng quyết định mở một hội nghị, bàn cách vô hiệu hóa chú mèo này. Bàn xuôi, bàn ngược mãi chưa tìm được giải pháp, chợt có một chuột già (kiểu Phạm Trần) lên tiếng, để chúng ta được tự do hoành hành, chỉ cần treo vào cổ mèo một cái chuông, mèo đi đến đâu chuông sẽ kêu ở đó và chúng ta kịp thời đối phó. Cả hội nghị nhà chuột đều cho đây là một sáng kiến vĩ đại. Nhưng khốn thay, chuột nào sẽ làm công việc này ? thì hỡi ôi, tuyệt nhiên không một kẻ nào dám và cho đến tận ngày nay, chuột vẫn không thể hoành hành, khi đâu đó có bóng dáng chú mèo.

Suốt bao nhiêu năm nay, nhà “lý luận” Phạm Trần luôn hô hào “Đảng CSVN đã hết vai trò lịch sử”, “Đảng CSVN không chính danh”, “Đảng CSVN đã mục ruỗng lắm rồi”, “cần ra khỏi đảng”, “cần đứng lên chống lại đảng”…

Nhưng tiếc thay những luận điệu theo kiểu “Hội nghị treo chuông” của Phạm Trần không bao giờ thành hiện thực, Đảng CSVN vẫn ngày càng chứng tỏ là lực lượng duy nhất có đầy đủ uy tín và tư cách pháp nhân để lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Gần đây trên báo mạng xã hội, Phạm Trần lại mở một “hội nghị treo chuông” khác với tiêu đề “Trí thức chán Đảng đến mang” và kêu gọi “hãy bỏ đảng”. Trong bài viết Phạm Trần cho rằng “Trong chế độ CSVN, có hai thành phần trí thức. Trí thức sáng suốt và trí thức u mê” (?). Ông ta bảo rằng những trí thức đang ngày đêm dùng chất xám để cùng nhân dân mình dựng xây và phát triển đất nước là “u mê”, là “công bộc, sống chết với đảng; đảng bảo đâu đánh đó, nhiều khi không cần tiêu chuẩn luân thường đạo lý”. Còn những trí thức trở cờ như: Chu Hảo, Nguyễn Đình cống, Mạc Văn Trang, Tương Lai, Nguyên Ngọc, Kim Chi, Đặng Xương Hùng là “sáng suốt”, họ “có bản lĩnh, có lập trường rành mạch, biết đặt quyền lợi chung trên lợi ích cá nhân…”. Không biết Phạm Trần có hiểu rõ được mấy kẻ được “xướng” tên kia như thế nào mà giờ lại ca tụng họ như vậy?

Xin được nói để ông Phạm Trần rõ, những cái tên ông vừa kể không xa lạ gì với người dân Việt Nam, họ thực sự là những kẻ “trở cờ”, những thành phần phản Đảng, chống phá tai tiếng và chỉ gồm một đám có thể chỉ mặt, điểm tên được, không nhiều. Ông cũng cần biết thêm, thời nào cũng có những kẻ trí thức “trở cờ”. Thời Trần, với hào khí Đông A đã viết lên trang sử chói lòa, 3 lần đánh tan quân Nguyên-Mông giữ yên bờ cõi, ấy thế mà cũng xuất hiện một đám trí thức “trở cờ” mà đại diện là ông hoàng Trần Ích Tắc- một trí thức tài hoa cầm, kỳ, thi, họa, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý nổi tiếng kinh thành Thăng Long một thời. Ngay dưới chế độ ta cũng đã xuất hiện những trí thức “trở cờ” đó là các ông Hoàng Văn Hoan, Hoàng Minh Chính, Bùi Tín…

Việc chế độ xã hội xuất hiện vài trí thức “trở cờ” đâu là chuyện lạ. Vấn đề là họ không thể và không có quyền đại diện cho trí thức của chế độ đó. Nhân đây cũng thấy cần xem qua chân dung mấy vị trí thức mà ông Phạm Trần gọi là “sáng suốt”, “có bản lĩnh” …

1. Chu Hảo, sinh năm 1940, ông này bị kỷ luật, khai trừ đảng: Vô Trách nhiệm trong quản lý dẫn đến hỏa hoạn thiêu trụi toàn bộ máy móc sản xuất, tài liệu công trình nghiên cứu sản xuất máy tính nội địa đầu tiên ở Việt Nam, trị giá hàng triệu USD (năm 1988), biến khu công nghệ cao Hòa Lạc thành khu đất nuôi bò trong thời gian làm Thứ trưởng; Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, sản xuất những ấn phẩm có nội dung đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Cấu kết với đám “dân chủ” thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước.

2. Nguyễn Đình Cống. sinh năm 1937, nguyên là Phó Giáo sư-tiến sỹ giảng dạy tại trường đại học Xây dựng , “thông báo từ bỏ đảng “ ngày 3/2/2016, từng được Đảng, Nhà nước ưu ái cử đi đào tạo, học tập, nghiên cứu tại Liên Xô. Về nước, trở thành người thành đạt, khi về hưu, công danh sự nghiệp khó ai sánh bằng. Nhưng chính lúc này, ông ta “trở cờ” ngang nhiên công khai đưa ra những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phản động, chống đối đảng, chống đối chế độ. Đó là một tội lỗi còn trên cả sự tha hóa, suy thoái cá nhân. Thái độ vong ơn bội nghĩa của ông Cống hoàn toàn trái với đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .

3. Mạc Văn Trang, sinh năm 1938, Nguyên PGS-tiến sỹ , con của Mạc Văn Tư- một thành phần chống đối phong trào hợp tác hóa đã được nhà văn Đào Vũ hóa thân thành nhân vật Lão Am trong tác phẩm “Cái sân gạch” và “Vụ lúa chiêm”. Từ năm 2000, Mạc Văn Trang tham gia viết bài cho những trang mạng chống phá nhà nước. Sau khi trở thành chồng thứ tư của diễn viên Kim Chi, cặp đôi “Ngưu tầm Ngưu” gần đất xa trời này liên tục viết bài vu khống, xuyên tạc về vụ án Đồng Tâm và đặc biệt là tình hình dịch Covid-19 gần đây.

4. Nguyên Ngọc, tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932- là nhà văn, tên tuổi của Nguyên Ngọc đã gắn liền với miền đất Tây Nguyên huyền thoại. Người ta vẫn mãi ngợi ca những áng văn bất hủ của Nguyên Ngọc trong quá khứ với các tác phẩm như: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu… Thế rồi, tự cho mình “ta là một, là riêng, là thứ nhất”. Sau khi buộc phải từ chức Tổng biên tập báo Văn Nghệ và bị cách chức Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam do vi phạm pháp luật, Nguyên Ngọc bắt đầu “trở cờ”: Vận động thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”, tuyên bố ra khỏi Đảng để phản đối chuyện Chu Hảo bị kỷ luật, viết nhiều bài xuyên tạc, phản đối, chống phá lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.

5. Đặng Xương Hùng, sinh năm 1961, cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve (Thụy Sỹ), . đã từ bỏ cương vị Lãnh sự quán để nộp đơn xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sỹ. Nhưng để được tỵ nạn chính trị thì phải chứng minh được mình là nạn nhân của chính quyền, chế độ; bị đàn áp, hành hạ… Vậy là Hùng “tự tạo điều kiện” cho mình bằng cách viết đơn xin ra khỏi Đảng, trong đơn gã không quên chửi Đảng CSVN, chửi Chủ tịch Hồ Chí Minh… để chứng minh “bất đồng chính kiến”, “bị đàn áp”…

Thật ra có thể nói gọn, những trí thức “trở cờ” đã “bỏ Đảng” để tránh bị Đảng bỏ! và chắc chắn cũng chỉ một đám người này chứ không có chuyện “trí thức chán Đảng đến mang” như Phạm Trần lu loa.

Qua chân dung của một số nhân vật “bỏ đảng” và “thành tích” tóm tắt của họ, chúng ta có thể nhìn thấy bản chất của một đám phản động, bất mãn, hoang tưởng, sau khi được hưởng mọi chế độ ưu ái của Nhà nước, của nhân dân, khi về già không lo tích đức, giáo dục con cháu lại quay ra phản bội lại chính cuộc đời mình, phản bội lại nhân dân và đất nước. Liệu số đảng viên biến chất này có ý nghĩa gì với con số hơn 5 triệu đảng viên trong mọi tầng lớp nhân dân cả nước, cả cuộc đời phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển?

Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn