Ở Việt Nam có đàn áp tự do ngôn luận và tự do báo chí không?

Những ngày vừa qua, trên không gian mạng một số tổ chức và cá nhân tiếp tục đưa nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến tình hình Việt Nam. Họ lợi dụng thông tin trên “Washington Post” ngày 25-10-2021 cho biết ông chủ của Facebook là Mark Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với Chính phủ Việt Nam hạn chế những bài chống chính quyền Nhà nước và Hãng tin AFB của Pháp đã đưa tin thất thiệt khi cho rằng : “mạng xã hội khổng lồ Faccebook trong những năm qua trở thành một diễn đàn phổ biến cho giới hoạt động tại đất nước cộng sản này khi mà truyền thông độc lập bị cấm tiệt. Thế nhưng những tiếng nói chỉ trích trên mạng này trong thời gian sau này là mục tiêu bị ngăn chặn “. Thêm vào đó, họ lợi dụng tổ chức “ Ân xá Quốc tế” lên án Faccebook và Google đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam kiểm duyệt những chỉ trích và trấn áp “ tiếng nói của giới bất đồng chính kiến” nhằm vu cáo “chính quyền kiểm soát tiếng nói dân chủ , vi phạm quyền tự do ngôn luận” và còn khẳng định rằng: “ Faccebook là công cụ tuyên truyền cho Chính phủ Việt Nam”…Điều trước tiên có thể nói rằng, với các thông tin nêu trên là không có căn cứ bởi vì ở Việt Nam Hiến pháp và Luật Báo chí đều khẳng định quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng, trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân. Báo chí ở Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà luật pháp không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc và bài kích chống đối chế độ. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn được xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân.

Điều thứ hai cần phải nói là Fceebok là mạng xã hội lớn nhất hiện nay trên thế giới. Bên cạnh những đóng góp vào sự phát triển của giới truyền thông được nhiều nước và đông người sử dụng thì nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế và không dễ gì khắc phục. Ông chủ của Faccebook đã từng phải điều trần trược Quốc hội Mỹ. Nhiều nước trên thế giới cũng phê phán hoặc thậm chí đã phạt tiền vì lộ thông tin liên quan đến công việc nội bộ của đất nước họ. Do vậy, việc Ban lãnh đạo Faceebook làm việc với nước này hay nước khác để đưa ra những cam kết thì đó cũng là lẽ thường tình để giữ hình ảnh của họ với quốc gia đó. Cho nên một số tổ chức , hãng thông tin nước ngoài kích động nói rằng “ Faceebook là công cụ tuyên truyền cho Chính phủ Việt Nam “ là hoàn toàn không đúng. Điều đó thật nực cười là vì sao một tổ chức truyền thông của các nước phương Tây , nhất là Mỹ lại có thể là công cụ của chính quyền ở một nước Cộng sản ? Những việc làm của Fceebook hay của bất cứ hãng tin nào của phương Tây cũng đều xuất phát từ lợi ích của họ. Cũng không thể nói Fceebook “ đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam kiểm duyệt những chỉ trịch và trấn áp” tiếng nói của giới bất đồng chính kiến” nhằm vu cáo “ chính quyền kiểm soát tiếng nói của dân chủ, vi phạm quyền tự do ngôn luận”…

Liên quan đến việc vu cáo ở Việt Nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận, các đối tượng và các báo đài nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam còn tập trung bóp méo bản chất vụ án xét sử Trương Châu Hữu Danh và nhóm “Báo Sạch” khi cho rằng “ Nhà nước đã hình sự hóa vụ án dâ sự”, “sợ các đoàn thể, tổ chức dân sự độc lập nằm ngoài các tổ chức của Đảng nên nhóm “ Báo Sạch” bị bắt là điều tất yếu”, “không ghép tội này thì ghép tội khác”…Còn đối với phiên tòa xét xử đối tượng Phạm Thị Đoan Trang thì họ phát tán “ Tuyên bố chung” của 28 tổ chức NGO nước ngoài và số phản động người Việt lưu vong lên án chính quyền giam giữ Phạm Thị Đoan Trang là “đàn áp người bất đồng chính kiến”… Từ đó họ khái quát lên thành ở Việt Nam là “ không có tự do ngôn luận, tự do báo chí “, là “ vi phạm các chuẩn mực và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để “cột” trách nhiệm vi phạm đối với Việt Nam. Như ở trên đã nói rõ ở Việt Nam Luật pháp đã quy định và ngay cả trên thực tế Việt Nam luôn tôn trọng tự do báo chí trên tinh thần phải nằm trong khuôn khổ pháp luật chứ không phải là thứ tự do “ vô bờ bến”… Những đối tượng như Trương Châu Hữu Danh, Phạm Thị Đoan Trang… không phải là những người bất đồng chính kiến mà là những đối tượng chống đối chế độ. Họ nhân danh báo chí để công kích, bài bác sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và đã nhiều lần được các cơ quan chức năng nhắc nhở nhưng họ vẫn không ngừng chống đối và quay lung lại đất nước mà họ đang sinh sống. Do vậy, họ phải bị xử lý trước pháp luật là hoàn toàn đúng vì mọi người phải bình đẳng trước pháp luật.

Để kết thúc ý kiến của mình, một lần nữa tôi xin khẳng định rằng ở Việt Nam có tự do báo chí và tự do ngôn luận. Có thể nói, không khí cởi mở, dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng và phát huy hơn bao giờ hết. Điều này không phải tôi tự nói mà ngay nhiều nước trong khu vực và trên thế giới qua tìm hiểu và đến Việt Nam họ càng thấy rõ điều này.

Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn