Vận dụng tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong phòng chống dịch bệnh Covid - 19 và hạn mặn

          “Dĩ nông vi bản” - lấy dân làm gốc luôn là tư tưởng chủ đạo, là quy chuẩn quan trọng nhất, là sách lược, là thế bền chặt để dựng nước và giữ nước, là cẩm nang điều hành đất nước qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi đã vận dụng tư tưởng ấy trong sự nghiệp cầm binh và sự nghiệp cầm bút như nhắc nhở những nhà lãnh đạo thời bấy giờ và thế hệ sau này “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”; “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, có nghĩa người dân mới là quan trọng nhất đối với một quốc gia.

        Bí thư Tỉnh đoàn Hà Quốc Cường phát bánh mì và nhu yếu phẩm cho người dân

  Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các bậc tiền nhân và tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ căn dặn: “Không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng không xong”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tư tưởng ấy được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thực hiện.

          Bác Hồ luôn khẳng định trong cuộc kháng chiến kiến quốc lực lượng chính là ở dân “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân, Người đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân, ngay cả khi cách mạng đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Người vẫn một lòng tin tưởng vào nhân dân. Người cho rằng “có dân sẽ có tất cả”, “có dân việc gì cũng làm được”. Để thực sự “lấy dân làm gốc” cần phải luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; phải vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ. Cùng với đó phải làm tốt công tác dân vận. Người thường căn dặn cán bộ, đảng viên: Làm dân vận phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ, không được lãnh đạo chung chung. Cán bộ phải thường xuyên sâu sát với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biết nhân dân đang nghĩ gì, cần cái gì... Từ đó có các kế hoạch chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thông qua dân vận khéo, nhằm tăng cường, củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân. Khi đã được dân đồng tình, ủng hộ thì mọi việc sẽ thành công.

                Thực tiễn trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và thiên tai hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã vận dụng tư tưởng “lấy dân làm gốc”, đó là:

          Thứ nhất, đối với phòng chống dịch Covid-19, xác định chủ thể quan trọng là người dân và thanh thiếu nhi; vì vậy, các hoạt động cách mạng của Đoàn, Hội, Đội đều hướng về người dân và thanh thiếu nhi như: hướng dẫn và hỗ trợ khai báo ý tế toàn dân, tặng nước rửa tay sát khuẩn và khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang vải, nhu yếu phẩm cho người dân và thanh thiếu nhi. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, minh bạch về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân tham gia phòng, chống dịch, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội với phương châm xuyên suốt, quan điểm nhất quán là đảm bảo tính mạng người dân với quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt trọng hệ thống Đoàn, Hội, Đội.

          Thứ hai, đối với ứng phó với thiên tai hạn mặn: tích cực vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó với ảnh hưởng của hạn hánxâm nhập mặn như: lắp đặt hệ thống lọc nước mặn, nước lợ (thiết bị RO) tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn; vận động mạnh thường quân hỗ trợ dụng cụ trữ nước, thiết bị xử lý nước cho người dân; đầu tư vòi công cộng đặt tại địa điểm tập trung để cung cấp nước cho người dân khu vực chưa có công trình cấp nước tập trung; thành lập các "biệt đội thanh niên" hỗ trợ người dân ứng phó với hạn mặn...

          Thứ ba, cảm nhận và thấu hiểu sự khó khăn của người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai hạn mặn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn - Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã ra mắt và vận hành "Tủ bánh mì yêu thương" - "Bread With Love" với thông điệp "Hãy lấy một phần, nếu đang gặp khó khăn", "Bánh mì miễn phí - Mỗi người 1 ổ" đặt tại Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Bến Tre (cơ sở 2 - Nhà Thiếu nhi tỉnh cũ), mỗi ngày tặng 200 xuất (bánh mì không và xúc xích) và 200 phần nhu yếu phẩm (gạo, nước rửa tay sát khẩu, khẩu trang, mì tôm, nước uống tinh khiết...) cho người dân, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, người bán vé số trên địa bàn tỉnh Bến Tre, hiện Tủ bánh mì yêu thương đã được nhân rộng tại huyện Châu Thành và Giồng Trôm. Đồng thời, triển khai nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả góp phần phòng chống dịch Covid-19 và thiên tai hạn mặn như: lắp đặt "Trạm rửa tay dã chiến", chương trình "Vì một Bến Tre khỏe mạnh" tặng nước rửa tay sát khẩu, khẩu trang, nhu yếu phẩm cho khu cách ly tập trung của tỉnh tại Trường Quân sự tỉnh, khu cách ly tại ấp Thừa Lợi (xã Thừa Đức), các chốt kiểm soát dịch cho các cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ, thanh niên tình nguyện đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dịch Covid - 19 trên địa bàn tỉnh; chương trình "Sống yêu thương", "Giọt nước nghĩa tình" tặng nước ngọt tinh khiết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện, thành phố.

          Phát huy bài học lấy dân làm gốc trong lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh luôn nhận thức sâu sắc về vai trò to lớn của Nhân dân và thanh thiếu nhi, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và thanh thiếu nhi. Đây vừa là nền tảng, vừa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tổ chức các hoạt động cách mạng của Đoàn, Hội, Đội góp phần xây dựng quê hương Bến Tre giàu mạnh và văn minh./.

Vươn Hoàn